THẬN TRỌNG BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI GIÀ KHI TRỜI LẠNH

Mùa lạnh đến, không chỉ gây ra cảm lạnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ khởi phát và làm nặng thêm bệnh hen phế quản, đặc biệt ở người cao tuổi. Hen phế quản có thể trở thành mối nguy cho sức khỏe nếu không được quản lý tốt.

Những cơn hen phế quản thường xuất hiện một cách đột ngột với biểu hiện

  • Ho
  • Khò khè
  • Tức ngực
  • Khó thở kèm theo triệu chứng co kéo cơ hô hấp phụ
  • Một số bệnh khác như viêm loét, trào ngược dạ dày, thực quản.

Thời điểm nào bệnh tái phát nặng?

Bệnh nhân hen phế quản thường bị tái phát nhiều nhất vào ban đêm. Ban đầu là khó thở, tức ngực hít vào dễ nhưng thở ra khó, nhiều người phải ngồi há miệng thở dốc. Khi cơn hen dứt, bệnh nhân bắt đầu ho nhiều, có đờm trắng.

Cách phòng bệnh tái phát

  • Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm: Cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn khi ra ngoài, mang khẩu trang để tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu.
  • Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng: Người bệnh nên theo dõi và ghi chép những loại thực phẩm hay bị lên cơn hen để phòng ngừa.
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi: Trên một cơ địa đang mắc hen suyễn, nếu bị cúm, có thể làm khởi phát đợt cấp hen suyễn và làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn.
  • Tập thể dục trong nhà: Tập thể dục trong nhà giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cơ thể trong những ngày trời lạnh.
  • Ăn uống đủ chất và tránh mất nước: Uống đủ nước giúp làm ẩm đường thở và long đờm dễ hơn. Không uống cà phê hay rượu vì dễ làm mất nước cơ thể.
  • Theo dõi sát các triệu chứng hen suyễn: Nếu có các triệu chứng cảnh báo nguy cơ khó thở, cần tự xử trí ngay trong giai đoạn sớm theo hướng dẫn của bác sĩ đã tư vấn trước đó.

Chăm sóc sức khỏe hô hấp cho người cao tuổi là cách phòng ngừa và đảm bảo cuộc sống an lành khi trời trở lạnh. Hãy chủ động bảo vệ bản thân và người thân của mình.

Follow nhà thuốc để nhận nhiều thông tin hữu ích và nhận tư vấn sức khỏe.

Trả lời