Mẹ có đang băn khoăn về cách thêm gia vị vào bữa ăn của bé sao cho an toàn và phù hợp? Dùng không đúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này của con. Cùng nhà thuốc Thân Huệ tìm hiểu ngay nhé!
Dưới 1 tuổi – Nói “Không” với muối và đường
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và chỉ cần lượng muối rất nhỏ (1-2g/ngày), đã có đủ trong sữa mẹ và rau củ.
Phụ huynh không nên “áp đặt” khẩu vị của mình lên trẻ, vì điều này dễ dẫn đến thói quen ăn mặn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sau này. Việc bổ sung iod từ thực phẩm tự nhiên như tôm, cua, trứng, gan, rau xanh… là đủ, tránh nêm thêm muối iod để không gây dư thừa.
Từ 1-3 tuổi – Bắt đầu làm quen với gia vị nhẹ nhàng
Ở giai đoạn 1-3 tuổi, vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện, trẻ chỉ cần 2-3g muối/ngày, phần lớn đã có trong thực phẩm tự nhiên. Khẩu vị của trẻ nhạt hơn người lớn, nên ba mẹ nên nêm nhẹ, ưu tiên nước mắm, dầu ô liu, hoặc một chút phô mai để bổ sung dinh dưỡng.
Ngoài ra, gia vị có mùi nặng như hành, tỏi nên bổ sung từ từ để trẻ quen dần.
Từ 3 tuổi trở lên – Phong phú hơn nhưng vẫn cần kiểm soát
Trẻ từ 3-5 tuổi nên ăn nhạt, độ mặn chỉ bằng 50% so với người lớn và tăng dần theo tuổi. Sau 10 tuổi, bé có thể ăn tương đương người trưởng thành, nhưng vẫn dưới 5g muối/ngày.
Hạn chế đường, muối, và không dùng bột ngọt để tránh nguy cơ mắc bệnh mạn tính và ảnh hưởng tiêu cực đến thần kinh, xương khớp.
Follow nhà thuốc để nhận nhiều thông tin hữu ích và nhận tư vấn sức khỏe.